Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo Thạc sĩ kế toán
03/07/2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
CHUẨN ĐẦU RA
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ KẾ TOÁN
(Ban hành theo Quyết định số …./QĐ-ĐHKT&QTKD ngày … tháng … năm 2020
của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh)
CHƯƠNG TRÌNH (PROGRAM)
NGÀNH ĐÀO TẠO (MAJOR) |
THẠC SĨ KẾ TOÁN (MASTER OF ACCOUNTING) KẾ TOÁN (ACCOUNTING) |
MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO (CODE) |
8340301 |
DANH HIỆU TỐT NGHIỆP (ACADEMIC DEGREE) |
THẠC SĨ (MASTER) |
LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO (TYPE OF EDUCATION) |
CHÍNH QUY (FULL-TIME) |
I. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Kế toán nhằm trang bị cho học viên những kiến thức chuyên sâu về kế toán, vận dụng thành thạo các kiến thức và kỹ năng trong điều hành và tổ chức thực thi các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực kế toán trong đơn vị.
1.2. Mục tiêu cụ thể
MT 1: Trang bị cho học viên các kiến thức nâng cao về kinh tế, kiến thức chuyên sâu về Kế toán như: Kế toán tài chính, kế toán quản trị, tổ chức công tác kế toán, kế toán ngân hàng thương mại... Đồng thời, học viên có khả năng cập nhật các kiến thức mới về kế toán, kiểm toán và tài chính gắn với thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn.
MT 2: Cung cấp các kỹ năng tổ chức, thực hành các nghiệp vụ kế toán có độ phức tạp cao có tính liên ngành.
MT 3: Nâng cao khả năng tư duy hệ thống, phát hiện và giải quyết các vấn đề trong nghiên cứu cũng như thực hiện công tác kế toán, kiểm toán một cách độc lập, sáng tạo.
II. Chuẩn đầu ra
2.1. Kiến thức
- CĐR 1: Vận dụng những kiến thức chuyên sâu về đường lối, chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
- CĐR 2: Phân tích các kiến thức về pháp luật kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán, đạo đức và tôn chỉ nghề nghiệp nhằm đáp ứng và thích nghi các yêu cầu của công việc kế toán trong điều kiện hội nhập kinh tế.
- CĐR 3: Lập kế hoạch, phân tích và tổng hợp thông tin tài chính để đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, hoạch định chính sách tài chính…
- CĐR 4: Vận dụng kiến thức chuyên sâu về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn kế toán và kiểm toán.
2.2. Kỹ năng
- CĐR 5: Phản biện và đánh giá cơ sở dữ liệu thông tin của đơn vị trong lĩnh vực kế toán một cách khoa học và tiên tiến.
- CĐR 6: Nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng những giải pháp mới trong lĩnh vực kế toán.
- CĐR 7: Truyền đạt, phổ biến tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học trong lĩnh vực kế toán kiểm toán chuyên sâu.
- CĐR 8: Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
- CĐR 9: Có khả năng quản lý, cải tiến, đánh giá để nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- CĐR 10: Linh hoạt và sáng tạo trong việc quản trị tài chính, kế toán tại đơn vị.
- CĐR 11: Tự định hướng, thích ứng với môi trường nghề nghiệp kế toán thay đổi.
- CĐR 12: Nghiên cứu, phát hiện và giải quyết các vấn đề chuyên môn sâu về kế toán và kiểm toán.
- CĐR 13: Có năng lực hướng dẫn và giám sát người khác thực hiện nhiệm vụ.
- CĐR 14: Có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ cá qui định đặc thù nghề nghiệp. Đáp ứng các yêu cầu đạo đức cá nhân và nghề nghiệp kế toán.
III. Định hướng nghề nghiệp và học tập của học viên tốt nghiệp
Người tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ Kế toán có thể đảm nhận các vị trí công tác ở các cơ quan đơn vị sau:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp: xây dựng, đánh giá các chính sách vĩ mô về kế toán, kiểm toán, thuế....
- Các loại hình doanh nghiệp;
- Các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, các tổ chức tư vấn, quỹ đầu tư: phân tích, đánh giá, tư vấn các hoạt động tài chính;
- Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Viện, Trung tâm nghiên cứu: giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán kiểm toán.